Workflow trong inbound marketing là gì?
Trong inbound marketing, workflow là kịch bản tương tác dựa trên hành vi khách hàng, là nền tảng cho quá trình tự động hóa.
Workflow mang đến cho người dùng cơ hội để phân khúc khách hàng, nhóm những người có cùng hành vi, từ đó xây dựng quá trình chăm sóc để chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang khách hàng sử dụng sản phẩm và chăm sóc sau bán hàng để tăng tỷ lệ khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm.
Workflow trong aiMarketing cho phép hệ thống tự động thực hiện hành động tương ứng với tương tác của khách hàng trên landing page theo quy trình được thiết lập sẵn.
Ví dụ:
Một khách hàng tiềm năng truy cập vào Landing page và đăng ký dùng thử aiMarketing – Dịch vụ marketing tự động. Sau 1 phút email tự động được gửi đến thông báo khách hàng đã đăng ký dùng thử thành công.
Thời điểm phù hợp sử dụng workflow?
Workflows sẽ giúp Marketing hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chuyển đổi được nhiều khách hàng tiềm năng thành khách hàng sử dụng sản phẩm.
Vậy khi nào bạn cần sử dụng workflow?
- Bạn tạo ra khách hàng tiềm năng nhưng không để ý đến những khách hàng không sẵn sàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ
- Bạn đang gửi email hàng loạt đến toàn bộ danh sách email liên hệ
- Bạn thu thập được thông tin khách hàng tiềm năng nhưng không sử dụng nó để phần loại tập khách hàng cho quá trình chăm sóc
- Bạn không đưa đề xuất và thông điệp dựa trên nhu cầu khách hàng
- Bạn đang gửi hoặc theo dõi danh sách khách hàng của mình một cách thủ công
5 bước xây dựng workflow trong inbound Marketing
Bước 1: Thiết lập mục tiêu
Thông thường, mục tiêu của workflow trong inbound marketing thường là đưa khách hàng đến giai đoạn tiếp theo trong hành trình mua sắm hay phễu chuyển đổi. Ví dụ như: khách hàng chịu điền thông tin để nhận demo hay nhấn vào nút call-to-action xem giá/ bắt đầu thử nghiệm/ đặt hẹn tư vấn…
Để xác định mục tiêu bạn phải trả lời cho câu hỏi Khi nào thì kịch bản đưa ra hoàn tất?
Bước 2: Xác định điểm bắt đầu
Để xác định điểm bắt đầu bạn phải trả lời cho câu hỏi Kịch bản này dành cho ai?
Xác định được điểm bắt đầu giúp bạn thiết lập những bước hành động tiếp theo một cách rõ ràng. Điểm bắt đầu có thể là đối tượng truy cập landing page của bạn, submit form, click vào CTA, mở email,…
Bước 3: Phát triển chiến lược phù hợp
Trong inbound marketing, thiết lập mối quan hệ dài hạn cùng đối tượng mục tiêu là ưu tiên số một. Vậy hãy xây dựng chủ đề phù hợp để có được niềm tin từ họ và biến họ trở thành khách hàng trung thành của bạn
Bước 4: Lên kịch bản từng bước
Lên kịch bản từng bước chính là thiết lập kịch bản tương tác dựa trên hành vi của đối tượng mục tiêu. Sau khi đã xây dựng được chiến lược phù hợp, bạn hãy xâu chuỗi lại và xây dựng các bước hành động cho từng hành vi của khách hàng.
Bước 5: Xác định điểm kết thúc của workflow
Nếu kết thúc kịch bản và vẫn chưa đạt được mục tiêu ban đầu, thông thường sẽ có 2 phương án: tiếp tục tiếp cận đối tượng với nội dung đã xây dựng ở trên hoặc lọc riêng liên hệ và quay lại chăm sóc trong tương lai.
Một ‘kịch bản’ tối ưu phải được thử nghiệm không ngừng. Ngay cả khi workflow đang mang về tỷ lệ chuyển đổi tốt, bạn cũng cần theo dõi định kỳ và điều chỉnh nếu thực sự cần thiết.